báo mẹ và bé

Khu di tích Trường Dục Thanh – Phan Thiết   

Trường Dục Thanh là một trong những điểm đến rất được lòng du khách mà tour Mũi Né của bạn nên ghé qua. Không chỉ gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước, đây còn là nơi Bác Hồ từng giảng dạy. Cho đến ngày nay, trường Dục Thanh đã trở thành một điểm du lịch văn hóa – lịch sử tiêu biểu nhất của tỉnh Bình Thuận.

Giới thiệu đôi nét về trường Dục Thanh

Dục Thanh Học hiệu, viết tắt của cum từ “Giáo Dục Thanh Thiếu Niên” là một ngôi trường được sáng lập bởi các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận vào năm 1907. Hành động này nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân do Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại vùng đất Trung Kỳ. Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành đã có một thời gian dạy học trước khi vào Sài Gòn.

truong-duc-thanh-1

Trường Dục Thanh

Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Dục Thanh được xây dựng vào năm 1907. Trên đất nhà thờ họ Nguyễn ở làng Thành Đức, Phan Thiết. Cấu trúc chính của trường gồm hai khu nhà lớn bằng gỗ được dùng làm phòng học. Một ngôi nhà lầu nhỏ dùng làm nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ. Trường còn có một ngôi nhà Ngự làm nơi ở chung của các thầy và trò ở xa.

Kinh phí hoạt động của trường có từ 2 nguồn chính. Một là huê lợi từ 10 mẫu đất tốt do phú gia ái quốc Huỳnh Văn Ðẩu hiến cho. Còn lại là phần tài trợ của Liên Thành Thương Quán. Nhờ đó, học sinh ở đây có thể ăn học miễn phí, thầy giáo cũng chỉ nhận trợ cấp mà không hưởng lương.

Từ lúc vừa thành lập, trường do ông Nguyễn Quý Anh làm Giám Hiệu. Với hai giảng viên chính là ông Nguyễn Hiệt Chi và ông Trần Đình Phiên. Trường có 4 lớp học với số học sinh lúc cao nhất vào khoảng 100 học sinh. Từ khắp nơi trên cả nước, học sinh Sài Gòn, Đà Nẵng, Hội An, và nhiều nơi khác đều tìm đến hoặc được gửi đến học. Chương trình dạy của trường do trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội biên soạn và gửi vào nên rất chất lượng và được xem là khá hoàn thiện lúc bấy giờ.

Trường Dục Thanh và Nguyễn Tất Thành

Đây cũng là một trong các lí do thu hút khách đi du lịch Mũi Né 30/4 đến tìm hiểu khi ghé thăm ngôi trường này. Vào tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô, bạn đồng liêu cũ của cụ Nguyễn Sinh Sắc giới thiệu đến dạy học tại ngôi trường này. Nguyễn Tất Thành chủ yếu dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn cho lớp nhì. Trong khoảng thời gian này, ngoài chương trình được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu đất nước, yêu quê hương tổ quốc cho học sinh.

truong-duc-thanh-2

Khuôn viên bên trong trường Dục Thanh

Lúc rảnh rỗi, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình đi tham quan, du ngoạn tại những cảnh đẹp ở Phan Thiết. Một số địa điểm mà Nguyễn Tất Thành đã từng ghé qua là như bãi biển Thương Chánh, Đình làng Đức Nghĩa và động làng Thiềng. Đến tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn với giấy thông hành mang tên Văn Ba, kết thúc đoạn thời gian gắn bó tại trường.

Thực tế, phần di tích cũ còn lại và nguyên vẹn nhất của trường chỉ có cây khế từng được chăm sóc và giếng nước mà Nguyễn Tất Thành mỗi ngày lấy nước tưới cây. Khu di tích Trường Dục Thanh ngày nay đã được Tp. Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận phục dựng lại theo mô tả của các học trò cũ của trường. Sau một thời gian tu bổ, trường được đánh giá là giá giống với lúc thầy giáo Nguyễn Tất Thành tham gia giảng dạy. Đây hiện là một địa điểm văn hóa du lịch nổi tiếng của cả nước.

Hiện nay có rất nhiều cty tổ chức tour du lịch có tour đến Phan Thiết và ghé qua nơi đây. Nên bạn có thể hoàng toàn yên tâm cho chuyến du lịch kết hợp khám phá lịch sử của mình. Chắc chắn bạn sẽ có nhiều trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc khi ghé qua trường Dục Thanh đấy.

 

Tags: , ,

Bài viết cùng danh mục